Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Môi trường đầu tư tỉnh Hưng Yên

Môi trường đầu tư tỉnh Hưng Yên

  • Ngày đăng : 6/8/2022
  • /
  • 657 lượt xem

Vừa qua 23/12/2021, phát biểu tại Lễ trao các Quyết định đầu tư, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã tích cực cải thiện môi trường đầu tư, cải thiện năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư. Thủ tướng nhấn mạnh, các quyết định đầu tư và cam kết đầu tư lên tới gần 18 tỷ USD, góp phần thu hút công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực quản trị của tỉnh Hưng Yên nói riêng và Việt Nam nói chung, đóng góp vào phát triển nhanh, bền vững, phát triển xanh,  phát triển bền vững, đồng thời, đồng hành với địa phương, góp phần phòng chống COVID-19 thật hiệu quả.

 

1. Vị trí địa lý:

Hưng Yên là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh)

  • Diện tích tự nhiên 930 km², địa hình bằng phẳng giáp với:

Bản đồ hành chính tỉnh Hưng Yên

- Phía Đông và Đông bắc giáp tỉnh Hải Dương – cách nhau khoảng 54 km.

- Phía Tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội và Hà Nam – cách nhau khoảng 50 km, có sông Hồng làm giới hạn.

- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh – cách nhau khoảng 75 km.

- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình – cách nhau khoảng 47 km, có sông Luộc làm giới hạn.

  • Khí hậu ôn hòa

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm, mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm.

- Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C.

- Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.

 Tỉnh có khoáng sản chủ yếu là nguồn cát sông, Đất sét sản xuất gạch ngói, Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên và Than nâu thuộc bể than đồng bằng sông Hồng:

- Qua điều tra cơ bản, dự báo nguồn cát sông tại Hưng Yên có trữ lượng lớn khoảng 73.216.960 m3, đã cấp phép khai thác được 14.474.250 m3 và thực tế đã khai thác, sử dụng11.867.370m3

- Đất sét sản xuất gạch ngói phân bố trên diện rộng trữ lượng khoảng 121.079.000 m3, đã cấp phép khai thác 848.228 m3 và thực tế đã khai thác, sử dụng20.400m3.

- Nước khoáng thiên nhiên tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm và hiện nay đã cấp phép cho Công ty LaVie khai thác.

- Nước nóng tại xã Tống Trân, huyện Phù Cừ đang được điều tra, đánh giá nhưng chưa được khai thác, sử dụng một cách hợp lý.

- Than nâu thuộc bể than đồng bằng sông Hồng đang được Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam tổ chức thăm dò, đánh giá trữ lượng khoảng trên 30 tỷ tấn.

 

2. Kết nối giao thông: có 3 phương thức vận tải là đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa

  • Hệ thống giao thông đường bộ: Tổng chiều dài gần 6,2 nghìn km, gồm các tuyến đường:

Bản đồ hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Hưng Yên

- Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với chiều dài hơn 26,5 km

- Quốc lộ có 4 tuyến với chiều dài hơn 103,7 km bao gồm:

+ QL5 chạy qua tỉnh (từ Như Quỳnh – Quán Gỏi) chiều dài 22,56km, đến nay đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp IB toàn tuyến Hà Nội - Hải Phòng.

+ QL38 từ Cống Chanh - Trương Xá dài 20km và 2,5km đoạn Chợ Gạo - cầu Yên Lệnh, tổng số 22,5km.

+ QL39 từ Phố Nối - cầu Triều Dương (km0-km43) dài 43km, đã được cải tạo nâng cấp thành đường cấp III đồng bằng

- Đường tỉnh có 15 tuyến với chiều dài hơn 390,3 km bao gồm đường: 39B, Xích Đằng, 200, 205, 205C, 206, 209, 199, 204, 196, 195, 39A…

- Đường đô thị có tổng chiều dài hơn 115 km

- Đường huyện có chiều dài hơn 433 km

- Đường xã có chiều dài hơn 869,9 km

- Đường thôn và nội đồng có chiều dài hơn 4,2 nghìn km.

- Hiện nay, tỉnh đang triển khai và cải tạo nhiều dự án giao thông quan trọng gồm:

+ Dự án đầu tư xây dựng cầu Hưng Hà, cầu La Tiến, đường tỉnh lộ 200

+ Đường dẫn hai đầu cầu thuộc tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình với quy mô đường cấp II.

+ Cải tạo, nâng cấp QL.38, đường đê tả sông Hồng, đường đê tả sông Luộc…

+ Triển khai xây dựng tuyến đường vành đai 4, vành đai 3,5…

 

Mạng lưới đường thủy trên địa bàn tỉnh hiện có gần 100km tuyến sông Trung ương gồm sông Hồng và sông Luộc, 113km đường sông nội tỉnh gồm các tuyến sông: Sặt, Cửu Yên, Điện Biên, Tam Đô và sông Chanh.

Khu vực sông Hồng thuộc phường Hồng Châu tỉnh Hưng Yên

- Sông Sặt có chiều dài 34km.

Cho phép tàu tự hành có trọng tải 100 tấn - 250 tấn đi lại toàn tuyến. Hiện nay, mật độ phương tiện trên tuyến sông qua địa bàn tỉnh đạt bình quân khoảng 20 phương tiện/ngày đêm, hàng hoá lưu thông khoảng 650 nghìn tấn/năm.

- Sông Cửu Yên (hay sông Cửu An) có chiều dài 23km

+ Đi qua địa bàn các huyện: Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ.

+ Mật độ phương tiện bình quân khoảng 10 phương tiện/ngày đêm, hàng hoá lưu thông khoảng 250 nghìn tấn/năm.

- Các tuyến sông như sông Chanh, sông Điện Biên, sông Tam Đô

Còn nhiều tàu thuyền và cầu qua sông có khẩu độ, cao độ tĩnh không thấp, nhiều chướng ngại vật chưa được thanh thải nên chưa phát huy hiệu quả hoạt động vận tải thủy nội địa.

- Sông Luộc

Hiện có hoạt động vận tải sôi động nhất trong hệ thống giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh, với lưu lượng trung bình 250 - 300 lượt phương tiện/ngày đêm, chủ yếu tàu tự hành có tải trọng 300 – 400 tấn.

enlightenedTrên sông Hồng trung bình có khoảng 150 – 200 lượt phương tiện/ngày đêm lưu thông.

 

  • Hệ thống giao thông đường sắt:

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khổ tiêu chuẩn sẽ đi qua 8 tỉnh, thành phố là: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng. 

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng chạy qua địa phận tỉnh Hưng Yên

Tại địa phận Hưng Yên, tuyến đường sắt sẽ có lộ trình qua huyện Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào; chiều dài tuyến 19,4 km. Điểm đầu là Km280+000 thuộc xã Lạc Đạo và điểm cuối là Km299+400 thuộc xã Hòa Phong, thị xã Mỹ Hào. Dự kiến, sẽ có 2 nhà ga trên lộ trình qua tỉnh Hưng Yên.

enlightened Đây là tuyến đường chiến lược, được ưu tiên đầu tư xây dựng để tạo bước phát triển kinh tế - xã hội đột phá trong khu vực.

 

3. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu

Tỉnh Hưng Yên có chủ trương không tiếp nhận dự án đầu tư rời lẻ, nằm ngoài khu, cụm công nghiệp; trong trường hợp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phải là những khu đất nằm xen kẹp giữa các dự án đầu tư trước khi có chủ trương này, nên việc xem xét, tiếp nhận các dự án nằm ngoài khu, cụm công nghiệp rất thận trọng, thời gian cũng dài hơn nhiều so với các dự án đầu tư vào khu cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch.

Các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực chủ yếu là:

  • Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (63 dự án);
  • Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (49 dự án);
  • Hoạt động kinh doanh bất động sản (38 dự án);
  • Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác (31 dự án);
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo khác (30 dự án);
  • Dệt (30 dự án);
  • Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (26 dự án);
  • Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu (23 dự án);
  • Sản xuất chế biến thực phẩm (20 dự án);
  • Sản xuất thiết bị điện (19 dự án);
  • Sản xuất kim loại (18 dự án); ...

 

4. Tình hình đầu tư tại tỉnh Hưng Yên

Tính đến hết năm 2020, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 460 dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực, bao gồm: 259 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.428 triệu đô la Mỹ và 201 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26.792 tỷ đồng. Các dự án đầu tư tập trung tại 7 khu công nghiệp là: KCN Phố Nối A, KCN Thăng Long II, KCN Dệt May Phố Nối, KCN Minh Đức, KCN Yên Mỹ II, KCN Yên Mỹ và KCN Minh Quang. Trong đó:

  • Phố Nối A là khu công nghiệp có số dự án đầu tư đăng ký lớn nhất với 206 dự án, bao gồm 92 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 989,67 triệu đô la Mỹ và 114 dự án có vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký là 19.464,5 tỷ đồng.
  • Khu công nghiệp Thăng Long II - đây là khu công nghiệp hình mẫu của tỉnh Hưng Yên, có diện tích khoảng 345 ha, được lấp đầy bởi gần 100 dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư hơn 2,5 tỷ USD. Khu công nghiệp Thăng Long II được đầu tư xây dựng bài bản, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuận hiện đại, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến. Phần lớn các dự án đầu tư trong khu công nghiệp Thăng Long II có công nghệ tiến tiến, công nghệ cao, như: Dự án sản xuất máy điều hòa nhiệt độ của Công ty Cổ phần Daikin Air conditioning Việt Nam, vốn đầu tư đăng ký hơn 82 triệu USD; dự án sản xuất thiết bị vệ sinh và các phục kiện của Công ty TNHH Toto Việt Nam, vốn đầu tư đăng ký 281 triệu USD; dự án nhà máy sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử, vốn đầu tư đăng ký 100 triệu USD…
  • Đứng thứ ba là KCN Dệt May Phố Nối với 66 dự án, bao gồm 35 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là 432,56 triệu đô la Mỹ và 31 dự án có vốn đầu tư trong nước với số vốn đầu tư đăng ký là 2.469 tỷ đồng.

Tổng diện tích đất công nghiệp thuê sử dụng của các dự án đầu tư thứ cấp còn hiệu lực theo đăng ký là 859,8 ha, trong đó: KCN Phố Nối A là 365,5 ha; KCN Thăng Long II là 235,3 ha; KCN Dệt May Phố Nối là 92,9 ha; KCN Yên Mỹ II là 63,2 ha; KCN Minh Đức là 37,7 ha; KCN Yên Mỹ là 42,3 ha; KCN Minh Quang là 23 ha.

Bản đồ các khu công nghiệp đang hoạt động trên dịa bàn tỉnh Hưng Yên

Tổng số lao động sử dụng của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hiện nay là 61.274 người, trong đó:

  • KCN Phố Nối A là 28.517 người;
  • KCN Thăng Long II là 22.1125 người;
  • KCN Dệt May Phố Nối là 8.336 người;
  • KCN Minh Đức là 1.832 người;
  • KCN Yên Mỹ II là 477 người.

TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ THEO KHU CÔNG NGHIỆP

(tính đến hết năm 2020)

Nguồn tin: banqlkcn.hungyen.gov.vn


5. Chính sách thu hút đầu tư

Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh cải cách hành chính, thủ tục hành chính; thành lập và đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hưng Yên - cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ ba, mức độ bốn, thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết đối với thủ tục hành chính (TTHC) của 15 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Hưng Yên và một số cơ quan ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh. Trung tâm phục vụ hành chính công hoạt động với mục tiêu lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm để phục vụ, là bước đi đột phá trong công tác cải cách TTHC ở tỉnh Hưng Yên, thể hiện ở 3 phương diện:

  • Thái độ tích cực của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp.
  • Sự cởi mở của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp.
  • Khả năng phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy chính quyền trong việc giải quyết các công việc liên quan đến phục vụ doanh nghiệp.

Năm 2019, tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận 116 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 6.000 tỷ đồng và 378 triệu USD; nâng tổng số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên lên 1.928 (trong đó có 1.463 dự án trong nước và 465 dự án đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 133 nghìn tỷ đồng và hơn 4,7 tỷ USD. Có hơn 1.000 dự án đi vào hoạt động, tạo công ăn việc làm cho hơn 120 nghìn lao động; góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh.

Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hưng Yên đạt 9,72. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng 62,15%; thương mại, dịch vụ 29,41%; nông nghiệp, thủy sản 8,44%. Tổng thu ngân sách trên địa bàn gần 15 nghìn tỷ đồng, tăng 9,2% so năm 2018; là tỉnh cân đối thu, chi ngân sách, nộp ngân sách lên Trung ương. Tổng sản phẩm bình quân đầu người đạt 74,57 triệu đồng/người/năm. Kim gạch xuất khẩu đạt hơn 4,7 tỷ USD….

 

6. Mục tiêu kinh tế của Hưng Yên trong các năm tới

Định hướng đến năm 2030:

  • Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 70% cơ cấu kinh tế của tỉnh;
  • Hoàn thành đầu tư hạ tầng đồng bộ;
  • Đưa vào khai thác và phát huy hiệu quả các KCN, CCN đã được thành lập trong giai đoạn 2021-2025;
  • Rà soát, điều chỉnh và đầu tư hoàn thiện các KCN, CCN được quy hoạch đến năm 2030;
  • Công nghiệp của tỉnh thuộc nhóm phát triển mạnh của cả nước.

Kế hoạch đề ra 08 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, bao gồm:

  • Hoàn thiện, xây dựng mới cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp;
  • Tiếp tục cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
  • Đẩy nhanh tiến độ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ các KCN, CCN;
  • Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ cho sản xuất công nghiệp, TTCN;
  • Nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, khuyến công hỗ trợ doanh nghiệp;
  • Bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển CN, TTCN;
  • Phát triển TTCN, làng nghề;
  • Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với phát triển CN, TTCN.

 

-------------------------------------------------

Dịch vụ của chúng tôi

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, TOP LAND sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

 

Liên hệ:

Hotline: 0225.366.8989 - Di động: 091.3040.789 (Mr.Tùng)

Địa chỉ: Tầng 3 số BH01-37 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.

Website: www.toplandglobal.vn hoặc www.sanbdscongnghiep.vn

 

Từ khóa: đầu tư hưng yên, tnr star phố nối hưng yên, môi trường đầu tư hưng yên, thu hút, hưng yên, tin tức hưng yên, hung yen, tin tuc, môi trường đầu tư hưng yên, moi truong dau tu hung yen, kcn phố nối A, kcn dệt may phố nối, kcn thăng long II, kcn minh duc, kcn minh quang, kcn yên mỹ,  đất công nghiệp, cho thuê kho xưởng, mua bán doanh nghiệp (M&A), mua bán đất công nghiệp trong khu công nghiệp, cho thuê đất công nghiệp, tỉnh hưng yên, tinh hung yen

 

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789