Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Môi trường đầu tư tại Bắc Giang

Môi trường đầu tư tại Bắc Giang

  • Ngày đăng : 24/12/2021
  • /
  • 592 lượt xem

Nhờ dập dịch nhanh và kịp thời hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh nên nhiều nhà đầu tư đã tin tưởng tiếp tục mở rộng sản xuất trong các KCN. Bắc Giang trở thành điểm sáng trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. “Trong 9 tháng đầu năm có 785,6 triệu USD vốn đầu tư quy đổi đổ vào các KCN của tỉnh Bắc Giang. Tính đến nay, Bắc Giang đứng thứ 9 toàn quốc về thu hút đầu tư nước ngoài”.

 

1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc (nằm phía Đông Bắc Việt Nam); là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội:

- Cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc.

- Cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam, cửa khẩu Tân Thanh 125km

- Cách cảng Hải Phòng hơn 100km về phía Đông, cảng Bãi Cháy 115km

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Giang

  • Tiếp giáp:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn

- Phía tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên

- Phía Nam và Đông nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh.

  • Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Bắc Giang là 382.200 ha

Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

  • Khí hậu: Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè và mùa đông

- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè.

- Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

  • Hệ thống sông ngòi:

Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam. Ba sông trên chảy hết địa phận tỉnh Bắc Giang hợp lại thành sông Thái Bình.

  • Lượng khoáng sản phong phú

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Tiêu biểu:

- Mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn.

- Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động.

- 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng.

- 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên.

- Sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam…

 

2. Kết nối giao thông:

yes Phân bố tương đối hợp lý bao gồm 3 loại hình giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

Bản đồ hệ thông giao thông tỉnh Bắc giang

  • Đường bộ:  

Bắc Giang nằm giữa hành lang giao thông lớn nhất miền Bắc (Hà Nội - Lạng Sơn), cũng là hành lang kết nối với Trung Quốc thông qua cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan. Bắc Giang có tổng chiều dài đường bộ là 11.840 km, trong đó có:

- 5 tuyến quốc lộ dài chạy qua với tổng chiều dài 290,6 km bao gồm: QL1 dài 19,4 km; QL31 dài 96,7 km; QL37 dài 60,4 km; QL17 dài 57,1 km; QL279 dài 57 km.

- 18 tuyến đường tỉnh (ĐT) với tổng chiều dài 404,99 km

- 8 tuyến đường huyện do cấp tỉnh quản lý gồm: Tuyến Hương Mai - Song Vân; tuyến Đại Lâm - An Hà; tuyến Bình Sơn - Nam Dương; tuyến Kế - Hương Gián; tuyến Mỏ Trạng - Thiện Kỵ; tuyến Mục - Đèo Kiếm; tuyến Quân Sự (huyện Hiệp Hòa); tuyến đường dẫn lên cầu Đồng Sơn (TP. Bắc Giang).

Hiện Bắc Giang có 1 tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn dài 39,45 km gồm đoạn Nam TP. Bắc Giang được nâng cấp mở rộng từ QL1 cũ:

- Nối liền thủ đô Hà Nội lên phía Bắc qua 3 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn

- Kết nối sang Trung Quốc, nối tiếp đường bộ cao tốc tới Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng Tây.

enlightenedNhờ có hạ tầng giao thông phát triển nên dịch vụ vận tải đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trên địa bàn tỉnh.

  • Đường sắt: có 3 tuyến đường sắt quốc gia chạy qua gồm:

- Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng dài 167 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 40 km;

- Tuyến Kép - Hạ Long dài 106 km, qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 32,77 km;

- Tuyến Kép - Lưu Xá dài 57 km, đoạn qua địa phận tỉnh Bắc Giang dài 23 km, cùng hệ thống nhà ga phân bố đều khắp ở các tuyến như các ga: Sen Hồ, Bắc Giang, Phố Tráng, Kép, Bảo Sơn, Lan Mẫu, Bố Hạ, Mỏ Trạng...

Ga Bắc Giang

Trung bình khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt đạt 83.285 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng hàng hóa bình quân là 20,75%/năm.

enlightenedThực tế các tuyến đường sắt qua địa bàn tỉnh Bắc Giang đều rất có tiềm năng phát triển. Nếu được đầu tư mở rộng sẽ tạo khả năng kết nối giữa đường bộ với đường sắt, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hành khách, xếp dỡ hàng hóa với khối lượng lớn, phục vụ cho quá trình phát triển KT- XH của địa phương.

  • Đường thủy nội địa:

Sông ngòi vận tải thủy nội địa tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang có 3 tuyến đường thủy nội địa do trung ương quản lý, tổng chiều dài 222 km gồm:

- Tuyến sông Cầu (Phả Lại - Đa Phúc) 104 km.

- Tuyến sông Thương (Phả Lại - Á Lữ) 62 km.

- Tuyến sông Lục Nam (ngã 3 Nhãn - Chũ) 56 km.

Hệ thống cảng, bến đường thủy nội địa tương đối hiện đại, đồng bộ đủ năng lực trung chuyển, xếp dỡ hàng hóa cho tàu, thuyền có trọng tải lớn như: Cảng Á Lữ; cảng Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Bến Đám, Bến Tuần…

- Cảng Á Lữ với tổng diện tích 4.440 m2 có năng lực thông qua cảng với khối lượng hàng hóa khoảng 250 nghìn tấn/năm

- Cảng chuyên dùng của Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc có năng lực thông qua cảng khoảng 70 - 100 nghìn tấn/năm

- Cùng hàng chục cảng, bến có quy vừa và nhỏ góp phần quan trọng vào việc đa dạng hóa các loại hình vận tải, giảm sức ép cho vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 23 đơn vị đã đăng kinh doanh vận tải thủy nội địa, chủ yếu là các doanh nghiệp, hợp tác xã quy mô nhỏ và các hộ kinh doanh, với khoảng 1.131 phương tiện vận tải hàng hóa; bình quân mỗi năm khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 1,8 triệu tấn/năm.

enlightenedHiện nay Bắc Giang đang thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển vận tải đường thủy nội địa, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.

 

3. Nguồn nhân lực

Cơ cấu lao động của tỉnh ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực

Bắc Giang là tỉnh có dân số đông, trên 1,8 triệu người (đứng thứ 12 cả nước) với 1,1 triệu người (chiếm 61,2% dân số) trong độ tuổi lao động.

  • Tỉnh đang trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” đồng thời là cửa ngõ thu hút lao động khu vực vùng núi phía Bắc của Việt Nam.
  • Những năm qua, cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 7 nghìn doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng khoảng 275 nghìn lao động, trong đó ở các khu công nghiệp có 383 doanh nghiệp đang sử dụng khoảng 165 nghìn lao động.

Hàng năm, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh với quy mô là 35.550 người/năm. Trong đó, trình độ cao đẳng trên 1,6 nghìn người/năm, trình độ trung cấp trên 5,5 nghìn người/năm và trình độ sơ cấp trên 28,3 nghìn người/năm. Tổng số ngành, nghề được cấp phép đào tạo là 109 nghề, trong đó trình độ cao đẳng có 24 nghề, trình độ trung cấp có 59 nghề và trình độ sơ cấp có 58 nghề.

 

4. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu

Theo kế hoạch năm 2021, Bắc Giang phấn đấu tổng vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh, bổ sung của các dự án đầu tư trong nước và các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh quy đổi đạt khoảng 1,3 tỷ USD.

Trong lĩnh vực công nghiệp, tỉnh thu hút đầu tư các ngành, sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao; ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm” sử dụng nhiều nguyên liệu và linh phụ kiện sản xuất trong nước, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo và sử dụng nhân lực tại chỗ, có đóng góp lớn cho ngân sách của tỉnh.

Tại các khu, cụm công nghiệp (CCN), tỉnh dành ưu tiên thu hút đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp điện tử. Ưu tiên các nhà đầu tư lớn, chiến lược thực hiện các dự án sản xuất máy tính và các thiết bị ngoại vi, linh kiện bán dẫn, linh kiện điện tử các loại cho các thiết bị điện tử, điện gia dụng, điện thoại di động…, tạo ra các sản phẩm xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

 

5. Tình hình đầu tư tại tỉnh Bắc Giang

  • Về kết quả đạt được

Toàn tỉnh thu hút được có 1.778 dự án đầu tư, trong đó có 1.306 dự án đầu tư trong nước tổng vốn đăng ký là 91.726 tỷ đồng; 472 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký là 6.202,55 triệu USD. (Riêng bên ngoài các KCN có 1.373 dự án, trong đó có 1.208 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký là 82.603 tỷ đồng, 167 dự án FDI với tổng vốn là 1.136,14 triệu USD).

Đối với thu hút đầu tư FDI, Bắc Giang luôn xếp trong Top 10 tỉnh có kết quả thu hút đầu tư FDI tốt nhất về cả số dự án và tổng vốn đăng ký.

Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng từ dịch Covid-19 song kết quả thu hút đầu tư của tỉnh vẫn đạt được những kết quả tích cực. Toàn tỉnh thu hút được 117 dự án đầu tư. Trong đó có một số dự án đầu tư trong nước có quy mô lớn như: Dự án Sân golf Việt Yên của Công ty Cổ phần Đầu tư Golf Trường An địa điểm tại xã Hương Mai và Trung Sơn, huyện Việt Yên với tổng số vốn đăng ký là 1.214 tỷ đồng; dự án Sân golf và nghỉ dưỡng Bắc Giang của Công ty Cổ phần Golf Trường An Lục Nam tại các xã Chu Điện, Khám Lạng và Yên Sơn, huyện Lục Nam với số vốn đăng ký đạt 739,727 tỷ đồng…

  • Về chính quyền địa phương

Trong những năm qua, tỉnh Bắc Giang luôn nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, kết quả xếp hạng PCI năm 2020, tỉnh Bắc Giang đứng thứ 27/63 tỉnh, thành phố, tăng 13 bậc trên bảng xếp hạng, đây là thứ hạng cao nhất mà tỉnh Bắc Giang đạt được trong 8 năm qua. Đồng thời tiếp tục triển khai thêm nhiều kế hoạch:

- Sớm hoàn thiện xây dựng Quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị thời kỳ 2021-2030 theo phương pháp tích hợp làm cơ sở để thu hút đầu tư.

- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Quyết định số 244/2016/QĐ-UBND ngày 29/4/2016 của UBND tỉnh theo Luật Đầu tư năm 2020.

- Tập trung mọi nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phụ vụ thu hút đầu tư của tỉnh.

- Duy trì và đổi mới nội dung các hội nghị gặp gỡ, đối thoại với các doanh nghiệp định kỳ hàng quý và các buổi cafe doanh nhân để nghe phán ánh và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp (tổ chức theo chuyên đề).

- Tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các dự án đã được chấp thuận đầu tư trên địa bàn nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư, đồng thời kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm, thu hồi các dự án của các nhà đầu tư chậm triển khai, không đầu tư.

  • Các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Hiện toàn tỉnh Bắc Giang có 6 KCN đang hoạt động với 377 doanh nghiệp và 180.000 công nhân, tăng 15 doanh nghiệp và khoảng 30.000 công nhân so với trước dịch.

Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang

Trong 6 KCN đang hoạt động, có:

  • 4 KCN đã lấp đầy (KCN Đình Trám, KCN Vân Trung, KCN Quang Châu, huyện Việt Yên; KCN Song Khê - Nội Hoàng, thuộc thành phố Bắc Giang và huyện Yên Dũng).
  • KCN Hòa Phú, huyện Hiệp Hòa lấp đầy đạt 85%. KCN Việt Hàn (50ha) mới chấp thuận đầu tư tháng 3/2021, hiện đã giải phóng mặt bằng được 45 ha.

Tại các KCN có 414 dự án, trong đó có 313 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 10.220,02 tỷ đồng và 5.973,55 triệu USD.

Để đón đầu các nhà đầu tư, tỉnh Bắc Giang đang trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư về 6 KCN đề xuất, với diện tích 1.105,3ha, trong đó có: 3 KCN thành lập mới và 3 KCN mở rộng.

  • 3 KCN thành lập mới với diện tích 782,3 ha, gồm KCN Yên Lư (377 ha), thuộc xã Yên Lư, huyện Yên Dũng; KCN Tân Hưng (105,3ha), thuộc xã Tân Hưng, huyện Lạng Giang; KCN Yên Sơn-Bắc Lũng (300ha), thuộc xã Yên Sơn và xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam.
  • 3 KCN mở rộng với diện tích 323ha, gồm KCN Quang Châu (90ha), KCN Việt Hàn (148ha), KCN Hòa Phú (85ha).

 

6. Mục tiêu kinh tế của Bắc Giang trong các năm tới

Tỉnh tập trung hoàn thiện quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 làm cơ sở để thu hút đầu tư; trong đó, xác định rõ các khu vực phát triển các khu, cụm công nghiệp, đô thị, khu vực phát triển dịch vụ; khu vực quy hoạch và khai thác tài nguyên, khoáng sản và các khu vực phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp chủ lực của tỉnh.

-------------------------------------------------

Dịch vụ của chúng tôi:

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, TOP LAND sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

  • Tư vấn Lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Nguồn vốn tài trợ dự án;
  • Tư vấn Tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn Thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn Giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp (xin các loại GP đầu tư, xây dựng, môi trường, PCCC....)

 

Liên hệ:

Hotline: 0225.366.8989 - Di động: 091.3040.789 (Mr.Tùng)

Địa chỉ: Tầng 3, BH01-37 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Website: www.toplandglobal.vn hoặc www.sanbdscongnghiep.vn

 

Từ khóa: thông tin các khu công nghiệp, cho thuê kho xưởng, mua bán doanh nghiệp (M&A), mua bán đất công nghiệp trong khu công nghiệp, sang nhượng đất trong Khu công nghiệp, môi trường đầu tư Bắc Giang, Bắc Giang, công nghiệp Bắc Giang, bất động sản Bắc Giang, đầu tư Bắc Giang, khu công nghiệp Bắc Giang, cụm công nghiệp Bắc Giang, vị trí Bắc Giang, tuyển công nhân Bắc Giang, ưu đãi thuế Bắc Giang, kinh tế Bắc Giang, lợi thế Bắc Giang, giao thông Bắc Giang, cơ sở hạ tầng.

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789