Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các KCN tỉnh

UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các KCN tỉnh

  • Ngày đăng : 21/12/2022
  • /
  • 107 lượt xem

Thời gian điểm có hiệu lực

Quy chế phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được giao Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức triển khai, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trong tháng 01 hằng năm. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 12 năm 2022.

Tuyến cao tốc góp phần thay đổi bộ mặt của toàn tỉnh Đắk Lắk và mở ra cơ hội đầu tư hấp dẫn cho bất động sản nơi đây. (Ảnh minh họa).

Cảnh quan tỉnh Đắk Lắk

Nguyên tắc phối hợp 

Thứ nhất, ban Quản lý là cơ quan đầu mối, phối hợp với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có KCN tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước trực tiếp trong các KCN trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCN và khu kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan.

Thứ hai, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có KCN khi triển khai nhiệm vụ chuyên môn tại các KCN có trách nhiệm phối hợp với sự tham gia của Ban Quản lý nhằm đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước trong các KCN hiệu quả, thống nhất, tránh chồng chéo.

Thứ ba, hoạt động phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, địa phương theo quy định pháp luật và Quy chế này.

Thứ tư, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất, chủ động và trách nhiệm giữa các cơ quan, địa phương.

Thứ năm, Phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cơ quan, địa phương; phát huy trách nhiệm của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp trong mỗi nội dung thực hiện.

Thứ sáu, Không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư trong KCN thuộc phạm vi điều chỉnh theo khoản 1 Điều 1 Quy chế này.

Đắk Lắk: Mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú thêm 150 ha

Cổng chính KCN Hòa Phú - Đắk Lắk 

Một số nội dung phối hợp 

Thứ nhất, phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về đầu tư, xúc tiến đầu tư

Ban quản lý chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch hằng năm về xúc tiến đầu tư vào các KCN trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;. Đông thời tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư vào KCN do Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức. Tiếp nhận hồ sơ, gửi văn bản kèm hồ sơ xin ý kiến thẩm định của các sở, ngành, đơn vị chức năng có liên quan, tổng hợp, xem xét cấp, điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền; tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền cấp, điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với những dự án vượt thẩm quyền;

Bên cạnh đó, ban quản lý cần chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có KCN thực hiện công tác quản lý đầu tư, giám sát và đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư, thực hiện các điều khoản cam kết của các dự án được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trong KCN.

Sở Kế hoạch và Đầu tư cần tổng hợp Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào khu công nghiệp, hạ tầng xã hội, báo cáo cấp có thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư các dự án từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư công, tổng hợp danh mục kêu gọi đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội các KCN theo đề xuất của Ban Quản lý;

Dự án đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Phú Xuân chưa được phê duyệt - Báo Đắk  Lắk điện tử

Quang cảnh KCN Phú Xuân - Đắk Lắk

Thứ hai, phối hợp trong công tác quản lý đất đai và xây dựng trong KCN

Ban quản lý cần chỉ đạo, đôn đốc các nhà đầu tư phát triển hạ tầng KCN lập quy hoạch chi tiết KCN, phối hợp với Sở Xây dựng quản lý nhà nước về chất lượng công trình, kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật KCN; phối hợp tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng trong KCN;

Ngoài ra, ban quản lý cần tổ chức kiểm tra, xác định thời điểm và tình trạng vi phạm về đất đai tại KCN và phạm vi được giao quản lý; phản ánh kịp thời bằng văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý theo quy định;

Sở Tài nguyên và Môi trường có tách nhiệm chủ trì trong việc thẩm định nhu cầu sử dụng đất, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN; hướng dẫn thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại các KCN.

Sở Xây dựng tham gia vào công tác chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý để quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu và kiểm tra việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng trong KCN theo quy định của Luật Xây dựng.

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có KCN cần chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tuyên truyền để người dân hiểu được chủ trương phát triển KCN của tỉnh, phối hợp với Ban Quản lý và chủ đầu tư hạ tầng các KCN công bố quy hoạch KCN.

Về phía chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, hằng năm, cần báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Tổng cục Quản lý đất đai và công bố công khai diện tích đất chưa cho thuê, cho thuê lại trong KCN trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, của Ủy ban nhân dân tỉnh và của Tổng cục Quản lý đất đai; lập danh sách các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ đã giao kết trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp khi hết thời hạn chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng yêu cầu bên thuê đất, thuê lại đất đưa đất vào sử dụng mà bên thuê đất, thuê lại đất vẫn không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất.

 

-------------------------------------------------

Dịch vụ của chúng tôi

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, TOP LAND sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

Liên hệ:

Hotline: +84 913.040.789 - Di động: +84 913.040.789 (Mr.Tùng)

Địa chỉ: Số 5 Lô 8A4 Lê Hồng Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

Website:  www.toplandglobal.vn  hoặc www.sanbdscongnghiep.vn

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789