Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Năng lượng tái tạo - Xu hướng tất yếu trong tương lai và hướng đi cho Việt Nam

Năng lượng tái tạo - Xu hướng tất yếu trong tương lai và hướng đi cho Việt Nam

  • Ngày đăng : 10/2/2022
  • /
  • 322 lượt xem

Đầu tháng 11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến công tác tham dự Hội nghị lần thứ 26 Công ước khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26). Qua sự kiện này, Thủ tướng đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ tới bạn bè quốc tế về Việt Nam trách nhiệm, chủ động, tích cực trong tham gia xử lý một trong những thách thức chung toàn cầu được quan tâm nhất hiện nay - biến đổi khí hậu. Đáng chú ý, Việt Nam cam kết đạt "mức phát thải ròng bằng 0" vào năm 2050.

Topland cũng nhận định rằng: "Việt Nam đã tạo được niềm tin rất lớn với thế giới, châu Âu, các tổ chức quốc tế như World Bank, tập đoàn tài chính, tập đoàn năng lượng. Họ phấn khởi với tuyên bố của Thủ tướng về chống biến đổi khí hậu. Không chỉ với năng lượng, họ còn có niềm tin vào các lĩnh vực khác của nền kinh tế; bởi khi đầu tư, họ rất quan tâm đến vấn đề môi trường và phát triển bền vững".

 

Các đại biểu tại một phiên thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh, ngày 8/11/2021

Hội nghị COP 26 diễn ra thành công đã giúp Việt Nam được đánh giá cao trong mắt các nhà đầu tư quốc tế về cam kết "mức phát thải ròng bằng 0", đồng thời đưa ra các đề xuất với Thủ tướng các chiến lược phát triển, trong đó nhấn mạnh năng lượng xanh, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Thủ tướng cũng đã đề nghị sự góp ý của các tập đoàn, chuyên gia châu Âu về Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, đồng thời xây dựng kế hoạch thay đổi dự thảo Quy hoạch điện VIII theo hướng cắt giảm đáng kể điện than và tăng cường điện gió.

 

Việt Nam cam kết đạt "mức phát thải ròng bằng 0" tại hội nghị COP 26

Ông Phạm Đoàn Tùng - Chủ tịch công ty Dự án và Công nghiệp Topland đưa ra đánh giá rằng: "Đối với Việt Nam, điện gió ngoài khơi là một lợi thế lớn đầy tiềm năng tạo ra làn gió mới trong lĩnh vực điện tái tạo cho các nhà đầu tư, nhưng cuộc chơi mới chỉ bắt đầu."

"Đầu tiên, các tập đoàn châu Âu đi trước chúng ta từ 20 – 30 năm. Họ đã đạt đến đẳng cấp công nghệ cao từ khâu nghiên cứu khảo sát, đánh giá về các thông số đầu tư cho đến tính khả thi của các dự án năng lượng. Họ rất sẵn sàng tư vấn cho Chính phủ Việt Nam về chiến lược điện gió ngoài khơi", ông Phạm Đoàn Tùng nói.

"Thứ hai, với lợi thế bờ biển dài của Việt Nam và thực tế khảo sát kỹ thuật tốt, các tập đoàn châu Âu muốn Việt Nam trở thành trung tâm điện gió ngoài khơi của khu vực châu Á."

'Thứ ba, tương lai khi công nghệ năng lượng ngày càng phát triển. Khi quy mô, sản lượng điện gió tăng lên, giá thành điện gió sẽ giảm dần. Trong khi đó theo phân tích của họ, giá điện than đang đắt hơn. Nếu điện gió đạt quy mô công suất lớn hơn nữa, giá thành có thể giảm một nửa."

"Trong khi các quốc gia đang phát triển tập trung chủ yếu vào thuỷ điện và điện than, các quốc gia phát triển chuyển dịch mạnh mẽ vào điện mặt trời và điện gió… và Việt Nam chắc chắn sẽ theo xu hướng này".

 

Lợi thế đường bờ biển dài của Việt Nam mang đến cơ hội rất lớn đối với ngành năng lượng điện gió ngoài khơi

Trong quá trình hợp tác với các tập đoàn năng lượng lớn, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, Chính phủ cũng đang xem xét các đề xuất về đề nghị các đối tác phải lập liên doanh đầu tư khu công nghiệp phụ trợ năng lượng tái tạo công nghệ cao. Bởi khi mà Việt Nam phát triển nhiều dự án năng lượng tái tạo, nhu cầu về vật tư, thiết bị ngành này rất lớn. Do đó Việt Nam sẽ phải nhập khẩu nếu như không có nguồn sản xuất trong nước. Tầm nhìn trong 10 năm tới, Việt Nam cần có ngành công nghiệp phụ trợ cho năng lượng tái tạo giúp Việt Nam có thể phục vụ thị trường nội địa mà còn xuất khẩu trong khu vực khi xu thế chung chuyển sang điện gió, điện mặt trời.

 

Ông Đỗ Quang Hiển – Chủ tịch Tập đoàn T&T - một trong những tập đoàn lớn nhất Việt Nam về lĩnh vực năng lượng tái tạo cho biết: "Cuộc chơi năng lượng tái tạo là dành cho những người chơi có chuyên môn, tài chính mạnh, nắm công nghệ và tay nghề tốt." Bản thân T&T khi được Standard Chartered cam kết tài trợ 6 tỷ USD đã thuê ngân hàng này làm tư vấn cấu trúc mảng năng lượng với hạt nhân là CTCP Tập đoàn Năng lượng T&T.

Ông cũng nói rằng, có những đối tác nước ngoài muốn mua dự án của T&T, nhưng quan điểm của ông không muốn bán. Thay vào đó, ông Hiển muốn lập nên một tập đoàn năng lượng để đầu tư và tiếp cận với các tập đoàn thế giới đem công nghệ về.

"T&T và Tập đoàn Total dự kiến sẽ cho ra đời một công ty liên doanh chuyên đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo của Việt Nam. Các dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng hay dự án xử lý rác thải công nghiệp ở Thái Nguyên đều được phía Standard Chartered sẵn sàng cho vay", ông nói.

 

Bảng giá điện Việt Nam đang tăng nhanh qua các năm từ 2005 - 2019

Do đặc thù của các dự án điện gió ngoài khơi liên quan đến an ninh quốc phòng, nên về mặt chủ trương Chính phủ sẽ cân nhắc kỹ càng. Nói về giá năng lượng, hiện nay giá điện của Việt Nam đang cao hơn một số nước trong khu vực. Chính vì thế, việc đầu tư vào năng lượng trở nên hấp dẫn.

"Chiến lược năng lượng của Việt Nam đi theo kiểu Đài Loan, tức là chấp nhận từ 5 – 10 năm giá điện cao để thu hút nhà đầu tư. Khi có nhiều nhà đầu tư, an ninh năng lượng sẽ được đảm bảo, môi trường xanh và phát triển bền vững. Thêm nữa, khi có nhiều điện, giá thành sẽ rẻ", Topland nêu quan điểm.

Tại Việt Nam, giá năng lượng đang không ổn định. Tuy nhiên, việc trợ giá của Chính phủ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 2 năm. Trong khi đó, đầu tư một dự án điện gió ngoài khơi ít nhất cần 3 năm. Do đó, các tập đoàn sẽ tư vấn cho Việt Nam các bước phát triển của một thị trường năng lượng mà họ đã trải qua cách đây 10 năm. Quan điểm của các tập đoàn lớn là đầu tư phải có lời, nhưng tính ổn định trong bao lâu là yếu tố quan trọng khiến họ quyết định đầu tư.

 

Trong bối cảnh chống biến đổi khí hậu và phát triển nền "kinh tế xanh" đang là những ưu tiên hàng đầu đối với nhiều quốc gia trên thế giới, năng lượng tái tạo ngày càng được chú trọng. Việt Nam cần phải phát triển nhanh hơn nữa, vừa tạo thế cạnh tranh trong thời kỳ “kinh tế xanh”, vừa là điểm then chốt để đạt mục tiêu “phát triển bền vững” của đất nước và cải thiện được môi trường, khí hậu bảo vệ sức khỏe người dân về lâu dài.

 

-------------------------------------------------

Dịch vụ của chúng tôi

Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, TOP LAND sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:

  • Tư vấn lựa chọn địa điểm đầu tư (Trên phạm vi toàn Việt Nam);
  • Tư vấn Tài chính và Nguồn vốn doanh nghiệp;
  • Tư vấn tái cấu trúc và mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A);
  • Tư vấn thiết kế công trình công nghiệp;
  • Tư vấn giải pháp Công nghệ và xử lý môi trường;
  • Tư vấn Pháp lý doanh nghiệp

 

Liên hệ:

Hotline: 0225.366.8989 - Di động: 091.3040.789 (Mr.Tùng)

Địa chỉ: Tầng 3 số BH01-37 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, TP Hải Phòng.

Website: www.toplandglobal.vn hoặc www.sanbdscongnghiep.vn

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789