Hotline
0913.040.789TOP LAND đánh giá Tỉnh Nam Định là một trong những địa phương sở hữu rất nhiều lợi thế tại khu vực miền Bắc. Đặc biệt là lợi thế về nguồn nhân lực, hệ thống hạ tầng giao thông mới, hạ tầng điện lực và vị trí vùng kinh tế biển.
1. Vị trí địa lý
Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía Bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông. Địa hình Nam Định có thể chia thành 3 vùng:
- Vùng đồng bằng thấp trũng: gồm cá
c huyện Vụ Bản, Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường. Đây là vùng có nhiều khả năng thâm canh phát triển nông nghiệp,công nghiệp dệt, công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng đồng bằng ven biển: gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng; có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển.
- Vùng trung tâm công nghiệp – dịch vụ thành phố Nam Định: có các ngành công nghiệp dệt may, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến, các ngành nghề truyền thống, các phố nghề… cùng với các ngành dịch vụ tổng hợp, dịch vụ chuyên ngành hình thành và phát triển từ lâu. Thành phố Nam Định từng là một trong những trung tâm công nghiệp dệt của cả nước và trung tâm thương mại - dịch vụ, cửa ngõ phía Nam của đồng bằng sông Hồng.
Bản đồ tỉnh Nam Định
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm.
- Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C.
- Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm. Độ ẩm tương đối trung bình khoảng 80 – 85%. Hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.
2. Kết nối giao thông: hội tụ 4 loại hình giao thông: đường bộ, sắt, thủy nội địa và biển
Mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy và cảng biển được đầu tư đồng bộ, thông suốt tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tinh đến năm 2020, địa bàn tỉnh vận chuyển được 140 triệu tấn hàng và 68 triệu hành khách trên năm đối với vận tải đường bộ và 22 triệu tấn/km hàng hóa đối với vận tải đường thủy:
Bản đồ hệ thông giao thông tỉnh Nam Định
Các tuyến đường giao thông huyết mạch của tỉnh được đầu tư nâng cấp đồng bộ kết nối với hệ thống giao thông Quốc gia như:
- Đường cao tốc Hà Nội - Ninh Bình qua Nam Định;
- Đường Nam Định - Phủ Lý;
- Quốc lộ 21; Quốc lộ 10;
- Quốc lộ 38B; Quốc lộ 37B, Quốc lộ 21B kéo dài...
Trong thời gian tới tỉnh đã quy hoạch và được Chính phủ cho phép đầu tư các tuyến đường quan trọng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển như: Tuyến đường trục nối từ cao tốc Bắc Nam về khu kinh tế biển; tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, tuyến đường bộ ven biển
Tuyến đường sắt Bắc - Nam qua địa bàn tỉnh Nam Định dài 42km; đường chính tuyến từ Km72+100 (xã Mỹ Thuận, Mỹ Lộc) đến Km 113+250 (xã Yên Bằng, Ý Yên). Toàn bộ đường chính tuyến đều chạy song song với các Quốc lộ 10 và 21 có:
- Lưu lượng vận tải lớn, phức tạp.
- Mật độ và tốc độ chạy tàu đều cao (bình quân 30 chuyến/ngày đêm; trên tuyến có khu gian đạt vận tốc chạy tàu 70-80km/giờ).
Cảng biển Nam Định thuộc nhóm cảng biển số 1 gồm 05 cảng biển: Cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định và cảng biển Ninh Bình.
Cảng biển Hải Thịnh tỉnh Nam Định
- Cảng biển Hải Thịnh:
Đã xây dựng tại cửa sông Ninh Cơ với 2 cầu tàu dài 200 m, 1 nhà kho kín 900 m2 và bãi xếp dỡ 5,5 ha đảm bảo cho tàu 400 - 2.000 tấn cập bến xếp dỡ hàng hóa. Năng lực thông qua cảng 3 triệu tấn/năm và sẽ được nâng cấp thành cảng biển thương mại tổng hợp với công suất 4,5 triệu tấn/năm.
- Bến phao, khu neo đậu chuyển tải Ninh Cơ
Vị trí vùng nước khu vực ngoài cửa Lạch Giang; chức năng chuyển tải hàng lỏng cho tàu trọng tải đến 50.000 DWT, hàng rời ngoài cửa Lạch Giang cho tàu trọng tải 100.000DWT.
Tính đến năm 2020 đất dành cho giao thông thành phố Nam Định – Đô thị loại I đạt 23-25%, các đô thị còn lại đạt 16-20%, trong đó giao thông tĩnh đạt 5-7%. Mật độ bình quân đường giao thông tại các khu vực trung tâm đạt từ 6 đến 8 km/km2, các khu vực khác đạt từ 3 đến 5 km/km2.
Tầm nhìn đến 2030 đảm bảo hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng Giao thông nông thôn, 100% đường huyện, đường xã được vào cấp kỹ thuật; được nhựa hóa hoặc bê tông hóa và được bảo trì theo kế hoạch; 100% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt tối thiểu loại A.
3. Nguồn nhân lực
Là một tỉnh nằm ở phía Nam vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong Top 10 tỉnh có dân số đông nhất toàn quốc (khoảng 1,8 triệu người):
Trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở GDNN, gồm 6 trường Cao đẳng, 5 trường Trung cấp, 15 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 12 cơ sở tham gia hoạt động GDNN. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được triển khai tích cực và đạt 100% kế hoạch; Tỷ lệ người lao động sau học nghề có việc làm ổn định đạt trên 85%, với mức thu nhập trên 3,5 triệu đồng/người/tháng.
4. Lĩnh vực đầu tư chủ yếu
Tỉnh Nam Định tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư, thu hút 1 số dự án lớn, công nghệ cao để tạo đòn bẩy cho sự phát triển của tỉnh; chú ý ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… để cải thiện cơ cấu nguồn thu của tỉnh.
5. Tình hình đầu tư tại tỉnh Nam Định
Năm 2021, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá. Tổng sản phẩm GRDP của tỉnh tăng từ 7,7- 8,2% so với năm 2020, cao hơn bình quân chung của cả nước; sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 14% so với năm 2020.
Sản xuất công nghiệp đạt 12.231 tỷ đồng, tăng 21,5%. Trong đó, công nghiệp Trung ương đạt 1.538 tỷ đồng, tăng 12,4%; công nghiệp địa phương đạt 9.712 tỷ đồng, tăng 23% và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 981 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2020.
Các khu công nghiệp trong tỉnh Nam Định, bao gồm:
Vị trí các Khu công nghiệp tại Nam Định
6. Mục tiêu kinh tế của Nam Định trong các năm tới
Hội nghị về triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Nam Định
Đề xuất với Đoàn công tác, tỉnh Nam Định mong muốn Trung ương quan tâm giới thiệu các nhà đầu tư có công nghệ cao, tạo ra nguồn thu ngân sách lớn về đầu tư tại tỉnh Nam Định; hỗ trợ đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng; xem xét, sớm giải quyết những vướng mắc của Khu công nghiệp Mỹ Trung.
Với đặc thù là tỉnh có đông đồng bào công giáo nên Nam Định cần phải chú trọng quan tâm xây dựng mối đoàn kết lương - giáo. Về vấn đề phát triển kinh tế, đồng chí Võ Văn Thưởng gợi ý, Nam Định cần phải cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn nữa để thu hút các nhà đầu tư; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nguồn lao động tay nghề cao; cần phải chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất để nâng cao giá trị lao động, nâng cao thu nhập cho người dân.
7. Đánh giá chung
TOP LAND đánh giá Tỉnh Nam Định là một trong những địa phương sở hữu rất nhiều lợi thế tại khu vực miền Bắc. Đặc biệt là lợi thế về nguồn nhân lực, hệ thống hạ tầng giao thông mới, hạ tầng điện lực và vị trí vùng kinh tế biển.
Cụ thể:
-------------------------------------------------
Dịch vụ của chúng tôi:
Để hỗ trợ các nhà đầu tư và đối tác trong, ngoài nước, TOP LAND sẵn sàng cung cấp các dịch vụ xúc tiến đầu tư MIỄN PHÍ như:
Liên hệ:
Hotline: 0225.366.8989 hoặc Di động: 091.3040.789 (Mr.Tùng)
Địa chỉ: Tầng 3, BH01-37 Vinhomes Imperia, Thượng Lý, Hồng Bàng, TP Hải Phòng.
Website: www.toplandglobal.vn hoặc www.sanbdscongnghiep.vn
Từ khóa: thông tin các khu công nghiệp, cho thuê kho xưởng, mua bán doanh nghiệp (M&A), mua bán đất công nghiệp trong khu công nghiệp, sang nhượng đất trong Khu công nghiệp, môi trường đầu tư Nam Định, Nam Định, công nghiệp Nam Định, bất động sản Nam Định, đầu tư Nam Định, khu công nghiệp Nam Định, cụm công nghiệp Nam Định, vị trí Nam Định, tuyển công nhân Nam Định, ưu đãi thuế Nam Định, kinh tế Nam Định, lợi thế Nam Định, giao thông Nam Định, cơ sở hạ tầng.