Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Xu hướng phát triển mới: Các trục chính trong Bất động sản công nghiệp Việt Nam

Xu hướng phát triển mới: Các trục chính trong Bất động sản công nghiệp Việt Nam

  • Ngày đăng : 9/12/2021
  • /
  • 956 lượt xem

Triển vọng thu hút FDI Việt Nam rất sáng trong bối cảnh Covid-19 

Nhà đầu tư nước ngoài  vẫn tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2021, Việt Nam thu hút được 19,12 tỷ USD vốn FDI, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, vốn FDI của các dự án đăng ký mới là 11,33 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước; vốn các dự án điều chỉnh đạt gần 5 tỷ USD, tăng 2,3%. Nhiều dự án FDI có số vốn đăng ký tỷ đô đã đầu tư vào Việt Nam.

Ông Phạm Đoàn Tùng - Chủ tịch Công ty CP Dự án & Công nghiệp Top Land chia sẻ về tình hình đầu tư nước ngoài 9/2021 tại tọa đàm “Bất động sản công nghiệp - Thích ứng và cạnh tranh 2022 – 2025” mới đây do Realcom – Cộng đồng Phát triển BĐS Bền vững đã chia sẻ:

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các biện pháp giãn cách làm hạn chế các nhà đầu tư nước ngoài đến tìm hiểu và triển khai dự án tại Việt Nam, vốn FDI đầu tư vào Việt Nam trong 8 tháng chỉ giảm nhẹ (2,1%) so với cùng kỳ năm ngoái; đặc biệt, vốn đăng ký mới vẫn tăng mạnh (16,3%), vốn giải ngân vẫn đạt 11,58 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ 2020, điều đó càng chứng tỏ nhà đầu tư nước ngoài vẫn rất tin tưởng vào môi trường đầu tư tại Việt Nam. Do vậy, triển vọng thu hút FDI vào Việt Nam vẫn rất sáng tuy nhiên xu hướng phát triển tương lai là phát triển KCN sinh thái.

Thị trường khu công nghiệp Việt Nam: phân trục rõ rệt

Với tổng vốn FDI luôn được duy trì tích cực, tính đến 2021, Việt Nam có 563 KCN được được quy hoạch trong tổng diện tích 210,9 nghìn hecta, tập trung chính quanh hai đầu tàu kinh tế lớn là TP. HCM và Hà Nội.

Trong đó có 397 KCN được thành lập, 291 KCN đang hoạt động. Quy mô trung bình của mỗi khu công nghiệp là 310 hecta.

Nguồn vốn FDI 7 tháng qua các năm

Đối với phía Bắc, Hà Nội làm “lõi” của các KCN và phát triển theo 5 trục hướng về các vùng có cơ sở hạ tầng – kết nối giao thông tốt nhất. Bao gồm:

  • Trục thứ nhất: Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng với mật độ khu công nghiệp tập trung rất cao dọc theo QL5 cũ và cao tốc Hà Nội - Hải Phỏng mới.
  • Trục thứ hai: Hà Nội – Bắc Ninh – Bắc Giang – Lạng Sơn. Trong đó Bắc Ninh có mật độ dày đặc, và gần như không còn quỹ đất cho khu công nghiệp mới. “Vết dầu loang” đang tiến tới Bắc Giang và Lạng Sơn, trong đó quy hoạch KCN 5.000 ha tại huyện Hữu Lũng, phía Nam tỉnh Lạng Sơn.
  • Trục thứ ba: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Phú Thọ. Tương tự Bắc Giang, Vĩnh Phúc sẽ là điểm đến sáng giá cho BĐS công nghiệp.
  • Trục thứ tư: Hà Nội – Thái Nguyên. Đây là nơi có nhà máy Samsung và sắp tới sẽ là nơi tập trung nhiều các KCN hiện đại, KCN thông minh.
  • Trục thứ năm: Hà Nội – Hà Nam. Mật độ KCN tập trung rất cao ở Phủ Lý, Đồng Văn.

Năm trục công nghiệp tại phía Bắc, tâm điểm là Thủ đô Hà Nội

Đối với phía Nam, khi các KCN cũng lấy TP. HCM làm trung tâm và phát triển ra 5 trục chính. Bao gồm:

  • Trục thứ nhất: TP. HCM – Đồng Nai - đây là khu vực có lịch sử phát triển KCN lâu đời nhất Việt Nam với khu kỹ nghệ Biên Hòa và hiện tại là KCN Biên Hòa 1. Điểm tập trung KCN lớn nhất ở Đồng Nai hiện tại là Nhơn Trạch. 
  • Trục thứ hai: TP. HCM – Bình Dương – Bình Phước. Trong đó khu vực năng động nhất tọa lạc ở Tân Uyên – Mỹ Phước với các KCN của Becamex, VSIP.
  • Trục thứ ba: TP. HCM - Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây được đánh giá là khu vực có hạ tầng logistic tốt nhất, quy hoạch rất nhiều cảng lớn. Trong tương lai đây sẽ là nơi phát triển các KCN kết hợp logistic rất mạnh mẽ.
  • Trục thứ tư: TP. HCM – Long An. Các KCN tập trung nhiều ở huyện Cần Giuộc và Đức Hòa, di chuyển rất thuận tiện vào trung tâm TP. HCM.
  • Trục thứ năm: TP. HCM – Tây Ninh. Trục này được đánh giá sẽ rất sáng giá trong tương lai, với nhiều KCN lớn tại Củ Chi trong giai đoạn tới.

Năm trục công nghiệp tại phía Nam, tâm điểm là TP HCM

Chu kỳ mới – Thời vận mới – Xu hướng mới

Tại hội thảo, ông Phạm Đoàn Tùng – Chủ tịch Công ty CP Dự án & Công nghiệp Top Land và các chuyên gia tại buổi tọa đàm đều đồng quan điểm rằng: "Trong giai đoạn mới, thị trường Việt Nam sẽ phát triển rộng mở hơn các KCN và chuẩn hóa các mô hình hiện hữu. Cụ thể, sẽ có 5 mô hình KCN khác nhau bao gồm: KCN đô thị dịch vụ, KCN chuyên sâu, KCN hỗ trợ, KCN đa ngành và đặc biệt KCN sinh thái."

Ngoài ra, theo các chuyên gia xúc tiến đầu tư của Top Land, các tỉnh, thành phố có chính sách thu hút đầu tư rất tốt, có những cách xử lý thủ tục hành chính thông thoáng và nhanh chóng cũng sẽ thu hút nhà đầu tư. Ví như Bắc Ninh, quỹ đất cũng bắt đầu khan hiếm nhưng các nhà đầu tư vẫn đổ về địa phương này xây dựng và phát triển KCN, đó là bởi các doanh nghiệp đều đánh giá tỉnh Bắc Ninh có cơ chế chính sách thông thoáng. Đó cũng là lý do vì sao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Bắc Ninh luôn đứng top đầu.

Công ty CP Dự án & Công nghiệp Top Land

Hot line: 0225.366.8989

Địa chỉ: Tầng 3, Số 01-37 BOUTIQUE HOUSE Vinhomes Imperia Hải Phòng

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789