Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Việt Nam thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ hai thế giới

Việt Nam thành nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ hai thế giới

  • Ngày đăng : 6/8/2021
  • /
  • 369 lượt xem

Việt Nam vượt Bangladesh thành nhà xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới với trị giá 29 tỷ USD trong năm 2020.

Đây là kết quả đánh giá thống kê thương mại thế giới mới nhất của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Với kết quả này, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và vượt Bangladesh về bán hàng may mặc trên toàn cầu. Sản phẩm may mặc "made in Vietnam" chiếm 6,4% thị phần thế giới. Năm 2010, thị phần chỉ là 2,9%.

Xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam và Bangladesh đều giảm trong năm 2020 do Covid-19, nhưng xuất khẩu của Bangladesh giảm với tốc độ nhanh hơn, về mức 28 tỷ USD. Thị phần của Bangladesh trên thị trường may mặc toàn cầu giảm còn 6,3% trong năm ngoái. Theo xếp hạng của WTO, Bangladesh là nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới kể từ năm 2010.

Sản lượng hàng may mặc của Bangladesh giảm đáng kể trong đại dịch khi các nhà máy đóng cửa do nhiều thương hiệu phương Tây hủy đơn đặt hàng hoặc trì hoãn thanh toán. Ngoài ra, phần lớn nhà máy phải ngưng hoạt động trong thời gian dài để tuân thủ quy định phòng dịch.

Trên toàn cầu, Bangladesh là điểm xuất phát phổ biến của các mặt hàng sản xuất cấp thấp với mức giá rẻ. Trong khi đó, Việt Nam gần đây đã sản xuất nhiều hàng may mặc cao cấp với lực lượng lao động có trình độ học vấn. Tờ Dhaka Tribune của Bangladesh cho rằng, quốc gia Nam Á này phải đối mặt với thách thức lớn kể từ khi Việt Nam có Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA). Ngoài ra, Việt Nam còn hưởng lợi từ các đơn đặt hàng được chuyển từ Trung Quốc trong giai đoạn đầu bùng phát dịch.

Giáo sư Mustafizur Rahman, thành viên của Trung tâm Đối thoại chính sách Bangladesh (CPD) cho rằng, tình hình kiểm soát Covid-19 tương đối tốt ở Việt Nam vào năm ngoái là một lợi thế. Bên cạnh đó, nội tại ngành may mặc của Bangladesh cũng bộc lộ nhiều điểm yếu khi bị Việt Nam vượt về năng suất lao động, năng suất vốn và đa dạng hóa sản phẩm.

Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Internet

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may Việt Nam trong 7 tháng đầu năm đạt 18,6 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Công Thương đánh giá, một số thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và châu Âu tăng nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép khi kinh tế bắt đầu hồi phục, các lệnh giãn cách xã hội được gỡ bỏ. Điều này tạo cơ hội cho dệt may cán đích mục tiêu 39 tỷ USD năm nay, con số tăng trưởng như trước khi Covid-19 xuất hiện.

Nhiều doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng đến cuối năm khi tổng cầu cho các sản phẩm ngành dệt may tại thị trường xuất khẩu chính như Mỹ, EU đã tăng mạnh. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và kéo dài đang trở thành gánh nặng cho mục tiêu tăng trưởng toàn ngành.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) chia sẻ, khoảng 3% doanh nghiệp trong ngành có thể đáp ứng "3 tại chỗ" để sản xuất, đến nay cũng đang cầu cứu vì phải lo cho F0 xuất hiện trong công ty. Những công nhân nhiễm bệnh hiện phải cách ly ngay tại nơi sản xuất. Điều này khiến các doanh nghiệp ngưng trệ, không thể tiếp tục sản xuất.

Mới đây, Hiệp hội Dệt may; Da giày & Túi xách; Doanh nghiệp Điện tử và Hội Mỹ nghệ & Chế biến gỗ TP HCM đã chủ động tìm nguồn cung vaccine từ UAE. Các đơn vị này đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế chủ trì đàm phán với đơn vị cung cấp từ UAE hoặc chỉ định đơn vị nhập khẩu Việt Nam đủ điều kiện triển khai thủ tục, ưu tiên hỗ trợ các hiệp hội tiêm chủng cho người lao động tại nhà máy.

-------LIÊN HỆ ĐỂ THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT-----

🏫Địa chỉ: Tầng 3 BH 01-37 Vinhomes Imperia, Bạch Đằng, tp Hải Phòng.

☎️ Hotline: 02253. 66.8989

🌐 Website: Toplandglobal.vn hoặc Sanbdscongnghiep.vn

#BĐS_Công_nghiệp

#Tư_vấn_địa_điểm_đầu_tư

#Tìm_kiếm_nguồn_vốn

#Kho_bãi_nhà_xưởng

#Giải_pháp_Quản_trị

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789