Chào mừng bạn đến với website www.sanbdscongnghiep.vn

  • Hotline

    0913.040.789
  • Email

    congtytoplandhp@gmail.com
Vốn FDI tăng mạnh – giải ngân trong quý 1 năm 2021 tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp

Vốn FDI tăng mạnh – giải ngân trong quý 1 năm 2021 tạo động lực thúc đẩy thị trường bất động sản công nghiệp

  • Ngày đăng : 10/5/2021
  • /
  • 289 lượt xem

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến trung tuần tháng 3, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 10,13 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 7,2 tỷ USD, tăng 30,6% so với cùng kỳ; vốn điều chỉnh đạt 2,1 tỷ USD, tăng 97,4% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tổng giá trị đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt 908 triệu USD, giảm 58,5% so với cùng kỳ. Đặc biệt điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong quý đầu năm nay là vốn giải ngân ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 5 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư 3,9 tỷ USD, chiếm 38,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đăng ký đạt 600 triệu USD.

Đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 4,6 tỷ USD, chiếm gần 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 2,1 tỷ USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư. Vốn đầu tư của Singapore và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 93,4% và 70,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này.

Trong quý I/2021, Việt Nam đã cấp chứng nhận đầu tư mới và điều chỉnh vốn cho khá nhiều dự án quy mô lớn. Lớn nhất là Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Singapore), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD, tại Long An. Tiếp theo là Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD, tại Cần Thơ. Bên cạnh đó, còn có Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD; Dự án Chế tạo lốp xe Radian (Trung Quốc) tại Tây Ninh, điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm hơn 312 triệu USD. Dự án Nhà máy Fukang Technology (Singapore), vốn đầu tư đăng ký 293 triệu USD với mục tiêu sản xuất, gia công máy tính bảng và máy tính xách tay tại Bắc Giang.

Tình hình sản xuất – kinh doanh tích cực hơn sau ảnh hưởng của COVID-19, cộng thêm việc đánh giá cao tiềm năng của thị trường Việt Nam, đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài đẩy nhanh hơn việc triển khai xây dựng các nhà máy ở Việt Nam. Và do đó, lĩnh vực bất động sản công nghiệp vẫn có sự phát triển mạnh mẽ, sôi động ở nhiều tỉnh, thành phố và là điểm nhấn của thị trường bất động sản.

Theo tính toán của nhiều chuyên gia, tỷ lệ lấp đầy trung bình tại các Khu công nghiệp trọng điểm của khu vực Miền Bắc tại thời điểm kết thúc quý 4 năm 2020 đạt xấp xỉ 89.75%  (như  Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải dương và Hưng Yên), của khu vực Miền Nam khoảng 87% (như Bình Dương, Long An, Đồng Nai và TP. HCM) . Hoạt động Cho thuê kho và nhà xưởng xây sẵn duy trì ở mức ổn định , giá cho thuê nhà xưởng tại các Khu công nghiệp dao động trung bình khoảng  từ 2.5USD- 4.0 USD/m2/ tháng (khoảng 57 đến 90 nghìn đồng/m2/tháng)

Mặt khác Chính sách khuyến khích, chủ trương phát triển các Khu công nghiệp theo định hướng thông qua các quyết định phê duyệt đầu tư của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng hạ tầng dự án các Khu công nghiệp tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam: như Quyết định số 180/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ Liên Hà Thái (Green iP-1) phân khu Bắc, hạng mục: Khu công nghiệp, tỉnh Thái Bình; Quyết định số 220/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Yên Phong II-A, huyện Yên Phong, Bắc Ninh; điều chỉnh bổ sung quy hoạch một số Khu công nghiệp tại Bắc Giang, Hải Dương, Bình Dương… góp phần đáng kể cho sự phát triển công nghiệp nói riêng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá.

Theo đánh giá của JLL Việt Nam, quỹ đất công nghiệp miền Bắc đủ để đáp ứng làn sóng đầu tư sắp tới. các tỉnh và thành phố phía Bắc đã lên kế hoạch thêm mới và mở rộng các khu công nghiệp hiện có, trong đó, Hưng Yên và Hải Dương là những địa phương năng động nhất trong việc phát triển các KCN mới. Dự kiến, nguồn cung đất ở miền Bắc sẽ tăng hơn nữa trong 5 năm tới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khu vực. Một yếu tố khác giúp BĐS công nghiệp Việt Nam tăng trưởng không thể không kể đến việc quỹ đất của các KCN tọa lạc tại những thành phố vệ tinh nằm xung quanh các khu trọng điểm kinh tế như TPHCM hay Hà Nội đã giúp đẩy nhanh tỷ lệ lấp đầy các KCN.

Về Đánh giá kết quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp BĐS KCN niêm yết trong năm 2020 phần lớn đều ghi nhận tăng trưởng so với các năm trước đó.

Tiếp đà tăng trưởng hiện nay, bất động sản công nghiệp được nhận định sẽ tiếp tục có bước tăng trưởng mạnh hơn nữa trong năm 2021.

  • congtytoplandhp@gmail.com
  • 0913.040.789
0913.040.789